Phá thai bằng thuốc dùng cho tuổi thai nào? Quy trình, chi phí và rủi ro

Phá thai bằng thuốc dùng cho tuổi thai nào? Quy trình, chi phí và rủi ro

 

Mỗi khi nhắc đến phá thai, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến thuốc RU486. Vậy thuốc RU486 là gì?

Bác sĩ sản phụ khoa Hong Zhichen giải thích rằng việc sử dụng RU486 để phá thai đề cập đến phá thai bằng thuốc, còn được gọi là phá thai nội khoa.
RU486 là thuốc có thành phần kháng progesterone, có tác dụng ức chế progesterone, chỉ cần phối hợp với các thuốc khác là có thể đạt được mục đích phá thai, là phương pháp phá thai đơn giản và ít gây hại nhất.

 

Phá thai bằng thuốc là gì?

Phá thai bằng thuốc phù hợp với những thai phụ có số tuần thai ít (trong khoảng 6 – 7 tuần), chủ yếu là phá thai tự nguyện hoặc phôi thai có vấn đề trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Chẳng hạn như nhịp tim ngừng đập, thai nhi không có nhịp tim, bất thường về genvà thuốc sẽ được sử dụng để chấm dứt thai kỳ càng sớm càng tốt trong vòng ba tháng đầu của thai kỳ.

 

Chi phí phá thai bằng thuốc khoảng bao nhiêu?

Chi phí phá thai bằng thuốc thông thường vào khoảng 2.500.000 vnđ - 3.000.000 vnđ trở lên (sẽ thay đổi tùy theo từng phòng khám và khu vực). Bên cạnh đó, một số phòng khám có thể sẽ thu thêm lệ phí khám thai khoảng 200.000 - 1.000.000 vnđ nữa.

Ngoài những chi phí trên, tùy từng trường hợp sẽ phải chịu thêm các chi phí khác như: chi phí giường bệnh, tiền thuốc, chi phí tái khám, chi phí xét nghiệm, siêu âm,… 

Phá thai bằng thuốc phù hợp với đối tượng nào và rủi ro của nó

Về nguyên tắc, phá thai nội khoa chỉ cần đặc biệt chú ý đến các lần tái khám tiếp theo để xác định xem đã phá thai xong chưa và tình trạng sản dịch sau đó, tránh nhiễm trùng huyết do mô nội mạc tử cung bài tiết không sạch. So với các thủ thuật phá thai khác, rủi ro của phá thai bằng thuốc thấp hơn và tỷ lệ thành công khá cao. Tuy nhiên, nếu quá 6-7 tuần sẽ dễ dẫn đến phá thai không thành công, tùy từng trường hợp mà lựa chọn phương pháp hút thai chân không hoặc phương pháp nong nạo thai. Thông thường sẽ phải mất thêm 2.500.000 vnđ – 5.000.000 vnđ chi phí phẫu thuật (chi phí thay đổi tùy theo các phòng khám khác nhau, nên tham khảo trước khi thực hiện).

Có phải ai cũng có thể thực hiện phá thai nội khoa không? Dưới đây là 3 đối tượng không phù hợp với phá thai nội khoa

  • Đối tượng 1: Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung tức là trong quá trình mang thai không thấy phôi thai nhưng chỉ số thai (nồng độ β-HCG beta human chorionic gonadotropin) tăng lên rõ rệt nhưng không theo tỷ lệ thuận, có thể do vị trí làm tổ của trứng đã thụ tinh không nằm trong tử cung. Không thể sử dụng thuốc để gây sảy thai và cần phải phẫu thuật thai ngoài tử cung.

  • Đối tượng 2: Không có phản ứng với thuốc

Phá thai bằng thuốc là thông qua thuốc tác động đến nội tiết tố trong cơ thể, tuy nhiên có nhiều người sau khi uống thuốc lại không hề ra máu cũng không bài tiết, có thể là do bản thân cơ thể không có phản ứng với thuốc, phải thực hiện các thao tác phá thai nhân tạo khác. Bác sĩ giải thích rằng, phản ứng của mỗi người đối với thuốc sẽ khác nhau, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra loại người nào không phù hợp với thuốc, chỉ có bản thân dùng thử mới biết thuốc có hiệu quả hay không. Do đó hãy theo dõi tình hình sau khi dùng thuốc và quay lại tái khám để bác sĩ có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất.

  • Đối tượng 3: Phụ nữ bị rối loạn chức năng đông máu, các bệnh về tim mạch.

Các loại thuốc sử dụng trong phá thai nội khoa thường có xu hướng thúc đẩy quá trình co mạch nên nếu người mẹ bị rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý về đông máu, tim mạch… thì các bác sĩ sẽ không khuyến khích phá thai bằng thuốc.

Những điều cần lưu ý khi phá thai bằng thuốc RU486

Trong quá trình phá thai bằng thuốc, tùy theo thể trạng mỗi người có thể xảy ra các tác dụng phụ khác nhau như đau quặn bụng, buồn nôn và nôn oẹ,… Vì vậy, tốt nhất trước khi sử dụng RU486 không nên ăn quá no, chủ yếu ăn thanh đạm một chút. Nếu không thì rất dễ làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu do tác dụng phụ của thuốc.

Phá thai nội khoa mất bao lâu? Có cần phải nhập viện không?

Tuy nói rằng phá thai bằng thuốc chỉ cần đến bệnh viện uống thuốc, không cần sắp xếp nằm viện, nhưng sau khi uống thuốc vẫn phải ở lại bệnh viện theo dõi một thời gian rồi mới ra về. Sau khi về nhà nên nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày: thứ nhất, thời gian uống thuốc phá thai nội khoa phải tương đối chính xác, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc; thứ hai, tác dụng phụ của thuốc tương đối lớn, cần một không gian thoải mái, không có áp lực mới có thể yên tâm nghỉ ngơi.

Có thể đi làm sau khi uống thuốc RU486 không?

Nếu bạn uống thuốc liều đầu tiên, thông thường ảnh hưởng khá nhỏ và bạn có thể đi làm bình thường nếu không có cảm giác khó chịu, nhưng nếu là liều thuốc thứ hai, bạn nên nghỉ ngơi hai ngày như đã đề cập ở trên.

Quy trình phá thai nội khoa RU486 và tác dụng phụ của nó

Toàn bộ quá trình phá thai bằng thuốc có thể chia thành 3 loại thuốc sau đây với thành phần khác nhau là kháng progesterone, prostaglandin và thuốc co hồi tử cung, hai loại thuốc đầu là thuốc kê đơn, cần được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn.

  • Liều thuốc đầu tiên: RU486 (anti-progesterone)/ mỗi lần uống khoảng 3-4 viên

Công hiệu

Đây là bước đầu tiên của phá thai nội khoa, đầu tiên phải dùng "thuốc kháng progesterone" để ngăn chặn progesteron, nới lỏng trứng đã thụ tinh và mô đã làm tổ, đồng thời ngăn cản phôi thai tiếp tục phát triển.

Nhịn ăn 

Thông thường là không cần thiết nhưng một số bác sĩ cho rằng nhịn ăn sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng tốt hơn nên bạn có thể gọi điện trước cho phòng khám để xác nhận.

Tác dụng phụ

Có thể gây cảm giác buồn nôn sau khi uống thuốc.

  • Liều thuốc thứ hai: Liều thuốc thứ 2: Cytotec (prostaglandin) / Mỗi lần uống khoảng 3-4 viên

Công hiệu

Sau khi uống liều thuốc đầu tiên, bạn cần quay lại phòng khám để uống liều thuốc "prostaglandin" thứ hai sau 36-48 giờ (Một số phòng khám sẽ yêu cầu bạn mang về nhà để uống) Mục đích của liều thuốc này là thúc đẩy tử cung co bóp, bài tiết tổ chức tế bào bên trong.

Nhịn ăn 

Cần nhịn ăn trong hai giờ

Tác dụng phụ

Xuất hiện tình trạng chảy máu, kèm theo các tác dụng phụ như: đau quặn bụng, buồn nôn và nôn oẹ. Bác sĩ Hong Zhichen cho biết, cơn đau ở giai đoạn này sẽ tăng dần theo sự co bóp liên tục của tử cung, có thể đau hơn so với đau bụng kinh thông thường, nếu cần thiết bạn cũng có thể kết hợp uống thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu.

  • Liều thuốc thứ ba: Thuốc co hồi tử cung / uống liên tục trong 1 tuần (tuỳ trường hợp)

Sau khi hết 2 liều thuốc đầu tiên, "thuốc co hồi tử cung" sẽ được uống cuối cùng, sẽ tiếp tục giúp tử cung co bóp và từ từ bài tiết các mô còn lại ra ngoài. Thông thường bác sĩ sẽ cho uống thuốc trong vòng một tuần trước, sau khi uống xong sẽ quay lại phòng khám để kiểm tra xem phá thai thành công chưa, nếu chưa sẽ tiếp tục kê thuốc trong một tuần để quan sát tình hình.

Bác sĩ Hong Zhichen chia sẻ: “Theo kinh nghiệm lâm sàng, hầu hết các ca phá thai bằng thuốc sẽ thành công sau khi dùng thuốc co hồi tử cung trong 1-2 tuần, nhưng nếu vẫn còn sót mô sau hai tuần thì bạn phải cân nhắc đến phương pháp khác như nạo hút thai.

Hỏi: Uống thuốc RU486 thai nhi đào thải ra ngoài như thế nào?

Bác sĩ Hồng cho biết, dịch tiết ra là hỗn hợp của huyết tương, máu vón cục, mảnh nhau thai và một số dịch tiết. Nếu muốn biết hình dáng thực tế, bạn có thể tìm kiếm trên Google để tìm các hình ảnh liên quan, tuy nhiên một số hình ảnh có thể không đúng sự thật hoặc quá đẫm máu, vui lòng cân nhắc khi xem.

Hỏi: Nên chọn phá thai nội khoa (phá thai bằng thuốc) hay phá thai ngoại khoa (phẫu thuật nạo phá thai)?

Đối với thai nhi trong vòng bảy tuần, thông thường có thể lựa chọn phá thai bằng thuốc hoặc nạo hút thai. Vậy làm thế nào để lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân? Ngoài việc lắng nghe ý kiến ​​của bác sĩ, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến trong bài viết này 

Phục hồi và chăm sóc sau khi phá thai bằng thuốc RU486

Làm thế nào để quan sát tình trạng của bản thân sau khi phá thai bằng thuốc?

Sau khi phá thai bằng thuốc, sản dịch chảy ra chủ yếu là máu có lẫn máu đông và một số mô, tương tự như máu kinh nguyệt bình thường và lượng máu chảy ra sẽ tăng dần theo số tuần. Điều quan trọng hơn cần lưu ý là nhiễm trùng hoặc thậm chí nhiễm trùng huyết có thể xảy ra do máu bài tiết không sạch.

Do đó, trong thời gian này nếu xuất hiện các triệu chứng sau, bạn phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn càng sớm càng tốt:

  1. Sốt lặp đi lặp lại
  2. Viêm nhiễm
  3. Tim đập nhanh
  4. Tụt huyết áp

Có phải đi khám định kỳ sau khi phá thai bằng thuốc không?

Thông thường, một tuần sau khi kết thúc phá thai bằng thuốc, bác sĩ sẽ sắp xếp tái khám để kiểm tra. Bác sĩ Hong Zhichen nhắc nhở rằng việc tái khám định kỳ phải theo đúng lịch trình, bởi vì chỉ khi thông qua kiểm tra siêu âm chi tiết mới có thể chắc chắn việc sảy thai đã hoàn toàn hay chưa và có còn sót máu đông trong tử cung hay không.

Những điều kiêng kỵ sau khi phá thai bằng thuốc là gì?

Bác sĩ Hong Zhichen chia sẻ mình đã từng gặp một bệnh nhân cho rằng máu ứ trong tử cung đã bài tiết sạch nên quay lại làm việc và nghỉ ngơi bình thường, hút thuốc và uống rượu, không ngờ sau đó lại ra rất nhiều máu, suýt chút nữa phải làm phẫu thuật cấp cứu, có thể nói là khá nguy hiểm! Vì vậy, bác sĩ thường khuyên các bà mẹ vừa phá thai bằng thuốc xong cố gắng hạn chế không ăn những đồ ăn dễ gây kích thích như đồ cay, cà phê, rượu bia,… và cũng không nên quá lạm dụng tẩm bổ trong thời gian này để tránh gây cchảy máu vết thương. Sau khi phôi thai được xác nhận đã đào thải ra ngoài và uống thuốc xong, bạn có thể bắt đầu điều tiết bằng thuốc Đông y!

Đối với việc mang thai, mỗi người đều có những kế hoạch khác nhau và chúng ta có quyền lựa chọn nhịp độ mà mình nên muốn. Nếu bạn đang trong ba tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phá thai nội khoa( phá thai bằng thuốc) để ít rủi ro hơn, giảm thiểu tác hại. Mặc dù phương pháp này là lựa chọn an toàn và ít gây hại nhất, nhưng đừng vì điều này mà bỏ qua việc theo dõi điều hòa và phục hồi sức khỏe sau phá thai nhé! Sức khỏe là của cải cả đời, cho dù quyết định cuối cùng là gì, bạn cũng phải chăm sóc cơ thể thật tốt và yêu thương chính mình nhé.


Giới thiệu bác sĩ:
Chức danh:
Hong Zhichen/ /Bác sĩ phụ khoa
Bác sĩ chủ trị khoa phụ sản bệnh viện trung tâm tổng hợp Đài Bắc
Viện trưởng phòng khám quản lí sức khoẻ Hải Á
Học vấn:
Khoa y dược Trường đại học y dược Trung Quốc
Chuyên môn:
Phụ khoa, phẩu thuật chỉnh hình thẩm mỹ vùng kín, tiểu không tự chủ



 

Quay lại blog

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được phê duyệt trước khi được đăng.